CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARVINA https://pharvina.com PHARVINA PHARMACEUTICAL JSC Wed, 26 Jun 2024 09:31:46 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4 Lactoferrin là gì? Có nên sử dụng Lactoferrin cho trẻ nhỏ? https://pharvina.com/lactoferrin-la-gi-co-nen-su-dung-lactoferrin-cho-tre-nho-250/ https://pharvina.com/lactoferrin-la-gi-co-nen-su-dung-lactoferrin-cho-tre-nho-250/#respond Sat, 02 Oct 2021 03:37:18 +0000 https://pharvina.com/?p=250 Lactoferrin là một hoạt chất được biết đến với khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Vậy Lactoferrin hiệu quả như thế nào? Có nên sử dụng cho trẻ nhỏ hay không?

Lactoferrin là gì?

Lactoferrin bản chất là một loại đạm thuộc họ Transferrin. Đây là chất đặc biệt được biết tới với khả năng gắn kết các phân tử sắt và giành giật sắt với các loại vi khuẩn. Chính vì thế, lactoferrin giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người, giúp làm giảm khả năng tăng trưởng của vi khuẩn, cải thiện sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Hiện nay, lactoferrin tự nhiên chỉ có trong sữa mẹ hoặc sữa của các loài động vật có vú. Trong đó, nguồn sữa non được chứng minh có chứa hàm lượng lactoferrin cao nhất, đạt tới 25% chất đạm, tỉ lệ này sẽ giảm dần trong sữa trưởng thành.

Những lợi ích tuyệt vời của Lactoferrin

  • Chống lại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh

Theo các nghiên cứu, sắt là dưỡng chất rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các chủng vi khuẩn. Với khả năng liên kết các phân tử sắt, lactoferrin sẽ giành giật sắt với các vi khuẩn, từ đó kìm hãm và giảm thiểu sự phát triển của chúng.

Bên cạnh đó, Lactoferrin còn giúp tham gia vào quá trình vận chuyển sắt tự do trong máu đưa đến các tế bào của cơ thể, làm giảm nguồn cung sắt cho những vi khuẩn gây hại, đồng thời hỗ trợ tốt cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.

Cơ chế tấn công vi khuẩn của Lactoferrin
Cơ chế tấn công vi khuẩn của Lactoferrin
  • Chống lại virus

Theo các chuyên gia, lactoferrin có khả năng liên kết với glycosaminoglycans (là một chuỗi glucid gồm những phân tử đường đơn) trên màng tế bào, nhờ đó ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của một số loại virus nguy hiểm như adenovirus, enterovirus… Bên cạnh đó, lactoferrin còn giúp ức chế sự gia tăng của virus bằng cách giải phóng cytokine kháng virus interferon (INF) – α/β.

  • Kích hoạt và tăng cường các phản ứng miễn dịch của cơ thể

Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh, Lactoferrin sẽ đóng vai trò truyền tin cho hệ miễn dịch, từ đó kích hoạt và tăng cường các phản ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn.

Cơ chế cụ thể như sau: Lactoferrin mang điện tích dương, sẽ liên kết với các phân tử mang điện tích âm trên bề mặt các tế bào của hệ thống miễn dịch, từ đó tạo ra con đường truyền tín hiệu dẫn đến phản ứng miễn dịch.

Khi cơ thể bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, Lactoferrin là chất giữ vai trò truyền thông tin đến hệ miễn dịch, kích hoạt và tăng cường các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Cơ chế như sau, Lactoferrin mang điện tích dương sẽ liên kết với các điện tích các phân tử mang điện tích âm trên bề mặt các tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch, điều này sẽ kích hoạt con đường tín hiệu dẫn đến phản ứng miễn dịch.

  • Giảm tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, lactoferrin sẽ giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Đồng thời, với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và ký sinh trùng, Lactoferrin còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.

]]>
https://pharvina.com/lactoferrin-la-gi-co-nen-su-dung-lactoferrin-cho-tre-nho-250/feed/ 0
Tiêu chuẩn EFSA của cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu là gì? https://pharvina.com/tieu-chuan-efsa-cua-co-quan-an-toan-thuc-pham-chau-au-la-gi-244/ https://pharvina.com/tieu-chuan-efsa-cua-co-quan-an-toan-thuc-pham-chau-au-la-gi-244/#respond Sat, 02 Oct 2021 03:27:10 +0000 https://pharvina.com/?p=244 EFSA (European Food Safety Authority) là cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu. EFSA là một cơ quan quan trọng của Liên minh Châu Âu. EFSA có trách nhiệm tham vấn, tư vấn, quyết định, kiểm duyệt mức độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu thông trên toàn lãnh thổ Châu Âu. EFSA đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chỉ cho phép lưu thông những sản phẩm thực sự an toàn và có hiệu quả, cung cấp bằng chứng khoa học rõ ràng.

Cơ quan EFSA
Tiêu chuẩn EFSA

Tiêu chuẩn EFSA của cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu là hệ thống những tiêu chuẩn khắt về mức độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm được lưu hành tại châu Âu. Những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn này, sẽ được cấp chứng nhận an toàn cho sức khỏe qua kiểm định bằng chứng khoa học, mang lại sự an tâm khi sử dụng.

Với rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, các thành phần được sử dụng cho sản phẩm của Pharvina, chẳng hạn như Lactium trong TPBVSK Soki Tium đạt tiêu chuẩn EFSA và được hàng triệu bà mẹ tin tưởng sử dụng.

]]>
https://pharvina.com/tieu-chuan-efsa-cua-co-quan-an-toan-thuc-pham-chau-au-la-gi-244/feed/ 0
Tiêu chuẩn GRAS của FDA Hoa Kỳ là gì? https://pharvina.com/tieu-chuan-gras-cua-fda-hoa-ky-la-gi-241/ https://pharvina.com/tieu-chuan-gras-cua-fda-hoa-ky-la-gi-241/#respond Sat, 02 Oct 2021 03:23:28 +0000 https://pharvina.com/?p=241 FDA là gì?

Cục FDA được thành lập vào tháng 6 năm 1906. Khi đó, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ký vào Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm của tiến sĩ Harvey Washington Wiley. Vị tiến sĩ này là người đã thu hút sự chú ý của cả nước cùng với Quốc hội Hoa Kỳ bởi các cuộc biểu tình vệ sinh công cộng.

Ban đầu, cơ quan này có tên là Cơ quan Thực phẩm, Thuốc và Thuốc trừ sâu (gọi tắt là USDA). Sau này, được rút gọn thành Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).

Cho tới nay, Cục FDA đã có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm ngay tại Hoa Kỳ, Đảo Virgin và Puerto Rico. Bắt đầu từ 2008, họ mở văn phòng tại các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Bỉ, Anh…

Hoạt động chính của FDA:

FDA là cơ quan chịu trách nhiệm chính cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng. Họ ban hành các quy định và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và dược phẩm tại Quốc gia của mình. Những sản phẩm được FDA quy định về chất lượng có thể kể đến gồm:

  • Thực phẩm
  • Thuốc lá
  • Thực phẩm chức năng
  • Sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống
  • Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa
  • Vắc-xin
  • Truyền máu
  • Thiết bị y tế
  • Thiết bị phát bức xạ điện từ
  • Các sản phẩm liên quan đến Thú y
FDA Hoa Kỳ
Trụ sở FDA Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn GRAS của FDA Hoa Kỳ là gì?

GRAS (Generally Recognized As Safe) là 1 chứng nhận của FDA đối với các chế phẩm lưu hành với những yêu cầu khắt khe hơn về độ an toàn. Có rất nhiều hồ sơ sản phẩm trình nộp FDA cho chứng nhận này, nhưng chỉ 1 số chế phẩm được FDA phê duyệt và công nhận an toàn theo GRAS. Hiện tại, trong danh mục GRAS của FDA, chỉ có gần 500 chế phẩm được công nhận và 37 chế phẩm đang trong giai đoạn chờ xét duyệt.

Chứng nhận FDA Hoa Kỳ
Chứng nhận FDA Hoa Kỳ

Làm thế nào để đạt tiêu chuẩn GRAS?

FDA nhìn nhận một chất phụ gia, nguyên liệu trong thực phẩm, dược phẩm “thường được công nhận là tốt” khi có bằng chứng thỏa đáng cho thấy rằng chất phụ gia ấy là an toàn để sử dụng, cho dù thông qua cách sử dụng thông thường (được tiêu thụ trong suốt một thời gian đáng kể) hay thông qua công trình nghiên cứu khoa học.

Đối với “công trình nghiên cứu khoa học”, nhà sản xuất có thể tiến hành một cách độc lập hoặc nộp đơn xin FAD xác nhận tiêu chuẩn GRAS. Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn GRAS được các nhà sản xuất tiến hành độc lập, nếu bị phát hiện là không chính xác, có thể không được FDA thừa nhận.

Từ năm 1998, tất cả thông báo về GRAS, kể cả tình trạng hiệu lực của chúng, được công bố trên trang web của FDA.

]]>
https://pharvina.com/tieu-chuan-gras-cua-fda-hoa-ky-la-gi-241/feed/ 0